Sửa mũi hỏng và những điều cần biết

14.05.2022
Tác giả : admin
Tham vấn y khoa :
Lượt xem: 1

Thẩm mỹ mũi là một trong những nhu cầu của rất nhiều người. Bởi ai cũng muốn có được một chiếc mũi đẹp, thanh thoát, tạo ra những đường nét, điểm nhấn trên khuôn mặt. Ngoài ra, mũi đẹp còn tạo ra tính phong thuỷ, thu hút tài lộc tình duyên. Thế nhưng, không phải […]

Thẩm mỹ mũi là một trong những nhu cầu của rất nhiều người. Bởi ai cũng muốn có được một chiếc mũi đẹp, thanh thoát, tạo ra những đường nét, điểm nhấn trên khuôn mặt. Ngoài ra, mũi đẹp còn tạo ra tính phong thuỷ, thu hút tài lộc tình duyên. Thế nhưng, không phải ai khi làm mũi đều thành công. Có nhiều người phải sửa mũi hỏng do thực hiện không đúng cách, không đúng quy trình… Cùng Thẩm mỹ Bưu Điện tìm hiểu những thông tin về sửa mũi hỏng để chủ động hơn khi chẳng may gặp phải sự cố này nhé!

Nguyên nhân khiến mũi bị hỏng

Chuyện sửa mũi hỏng sau phẫu thuật là điều không ai mong muốn. Bởi đã bỏ thời gian, tiền bạc và sự kỳ vọng nhưng đổi lại lại một chiếc mũi không ưng ý. Thẩm mỹ mũi là một phẫu thuật cho phép thay đổi vấn đề thẩm mỹ ở mũi. 

Tuy nhiên phẫu thuật thẩm mỹ nói chung, thẩm mỹ mũi nói riêng cũng luôn có một tỷ lệ rủi ro nhất định (ngưỡng cho phép 5 – 10%). Vì vậy nâng mũi ở địa chỉ càng uy tín thì càng giảm thiểu những sai số, đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ. Mũi hỏng sau phẫu thuật đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến như:

Trình độ và tay nghề bác sĩ

Phẫu thuật thẩm mỹ cũng là một dịch vụ của y khoa, do đó, bác sĩ thực hiện càng có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn càng cao thì tỷ lệ thành công càng lớn. Nó giảm thiểu tối đa các rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra trong và sau khi nâng mũi. Bác sĩ non trẻ, thiếu chuyên môn khó lòng mang lại hiệu quả thẩm mỹ cũng như độ an toàn cho khách hàng sau khi thực hiện.

Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc

Môi trường phẫu thuật, các dụng cụ thực hiện phẫu thuật, máy móc hỗ trợ… cũng là điều ảnh hưởng rất lớn đến thành công của ca nâng mũi. Phần lớn những ca sửa mũi hỏng đều do  dụng cụ y khoa không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn gây nhiễm trùng mũi sau nâng mũi.

Nâng mũi bị hỏng là điều không ai mong muốn và do nhiều nguyên nhân khác nhau

Chăm sóc hậu phẫu

Sau khi thực hiện thẩm mỹ mũi, việc chăm sóc, nghỉ ngơi, ăn uống, vận động… cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nó đảm bảo đến tính thẩm mỹ, đồ bền của dáng mũi. Do đó, khâu chăm sóc sau khi hậu phẫu cũng cần được chú trọng đặc biệt. 

Dị ứng với chất liệu

Chất liệu sử dụng trong nâng mũi không tương thích, không đảm bảo chất lượng cũng có thể dẫn đến phản ứng đào thải của cơ thể khiến mũi bị sưng viêm, lâu dài có thể gây nhiễm trùng – hoại tử mũi…

Chọn phương pháp nâng mũi không phù hợp

Không phải phương pháp chỉnh sửa mũi nào cũng giống nhau và mang lại kết quả như nhau. Mỗi phương pháp nâng sẽ thích hợp với tình trạng mũi, cơ địa…cụ thể.

Top 5 trường hợp mũi hỏng điển hình nhất

Nâng mũi vốn là để làm đẹp, giúp thay đổi vấn đề khiếm khuyết ở mũi. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công ngay sau khi thực hiện. Chuyện sửa mũi hỏng cũng không phải là hiếm gặp. Sau đây là top 5 trường hợp mũi hỏng thường gặp nhất

1. Mũi lộ sóng – bóng đỏ

Mũi lộ sóng – bóng đỏ đây là một trong những biến chứng mũi hỏng hay gặp. Thường là ở những trường hợp khách hàng thực hiện nâng mũi bằng sụn tự thân ở đầu mũi,  nâng mũi bằng sụn nhân tạo. Da mũi mỏng mà sóng mũi đặt cao quá dài. Thêm vào đó là chất liệu độn quá cứng, dẫn đến gây ra các áp lực lên vùng da ở đầu mũi khiến mũi bị căng bóng đỏ, lộ sóng.

2. Mũi lệch vẹo

Biến chứng mũi hỏng này cũng rất hay gặp. Khi quan sát theo đường thẳng có thể thấy sóng mũi bị nghiêng. Về lâu dài khiến cho gương mặt cũng bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho hô hấp. Mũi lệch có thể xuất phát từ kỹ thuật bóc tay khoang, đặt sóng của bác sĩ hoặc va đập mạnh trong quá trình chăm sóc sau khi nâng mũi. Ngoài ra, một số khách hàng có cấu trúc nền xương không cân xứng cũng có thể gây ra biến chứng này.

3. Mũi nhiễm trùng

Nâng mũi cũng là một phẫu thuật có sự can thiệp của dao kéo, chảy máu. Do đó, nếu như không thận trọng thì rất dễ nhiễm trùng. Nhiễm trùng xảy ra do điều kiện vô khuẩn tại nơi thực hiện không đảm bảo. Hoặc do quá trình chăm sóc sau khi nâng mũi của khách hàng…

Biểu hiện mũi hỏng do nhiễm trùng thường là đau nhức sưng đỏ kéo dài. Mũi chảy dịch có mùi hôi tanh, sốt…. Cần nhanh chóng phát hiện và xử lý sớm vì có thể gây hoại tử mũi, cùng nhiều biến chứng rất nguy hiểm khác.

4. Mũi ngắn hếch

Về cơ bản, dáng mũi của người Việt thường ngắn, thấp. Do đó, ai cũng muốn mũi mình cao hơn, đầu mũi gọn hơn. Nhưng khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo, hoặc nâng mũi bọc sụn tự thân tại các cơ sở không uy tín sau một thời gian thường bị co rút. Nó khiến cho đầu mũi bị đẩy cao, ngắn hơn khiến mũi bị ngắn hếch

5. Không phù hợp với mong muốn người nâng

Không phải ai sau khi nâng mũi cũng đều hài lòng. Một số khách hàng muốn mũi cao, dài… nhưng sau khi thực hiện bác sĩ lại không làm được. Hoặc bác sĩ không tư vấn làm thoả mãn được nhu cầu của khách hàng…

Để sở hữu dáng mũi “đẹp bền vững”mọi người nên lưu ý lựa chọn một địa chỉ uy tín đảm bảo các yếu tố về tay nghề bác sĩ, quy trình nâng mũi chuẩn Y khoa và chăm sóc hậu phẫu hiệu quả. Nếu những dấu hiệu bất thường sau khi nâng mũi nên tái khám ngay để có phương án xử lý phù hợp. 

Hình ảnh mũi bị hỏng sau khi nâng

Sửa mũi hỏng thế nào?

Mũi hỏng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn cả sức khoẻ, tâm lý của khách hàng. Do đó, chẳng ai muốn mũi mình bị hỏng. Nhưng một khi mũi hỏng thì cần phải tiến hành phẫu thuật để chỉnh sửa các khuyết điểm của biến chứng là cách tốt nhất giúp khách hàng sở hữu dáng mũi mới hài hòa hơn, tự tin hơn.

Có rất nhiều khách hàng kỳ vọng vào việc sửa mũi hỏng sau phẫu thuật đẹp như mũi nâng mới. Tuy nhiên, kết quả sửa mũi hỏng chỉ ở mức “cải thiện”. Tùy vào tình trạng mũi cụ thể mà mức độ khắc phục sẽ khác nhau.

Với các trường hợp mũi hỏng nhẹ như lệch sóng, lộ sóng… thì sau khi sửa mũi hỏng, khách hàng có thể có được dáng mũi đẹp gần như mới. Nếu mũi hỏng nặng như nhiễm trùng co rút ngắn hếch…mức độ cải thiện sẽ chỉ đạt khoảng 80 – 90%.

Ngoài ra, hiệu quả sửa mũi hỏng còn có thể chịu chi phối bởi tay nghề của bác sĩ thực hiện, điều kiện cơ sở thực hiện… Tâm lý chung của khách hàng đó là ai cũng muốn có một dáng mũi hoàn hảo. Tuy nhiên đối với tái phẫu thuật mũi hỏng khách hàng nên tư vấn thật kĩ với bác sĩ cũng như chuẩn bị tâm lý thật tốt.

Mũi nâng bị hỏng muốn sửa phải lựa chọn nơi uy tín và bác sĩ giàu chuyên môn

Phương pháp chỉnh sửa mũi hỏng sau nâng

Sửa mũi hỏng tức là tái tạo lại dáng mũi mới, khắc phục các vấn đề cũ sao cho phù hợp. Khác với phẫu thuật nâng mũi, sửa mũi hỏng phức tạp hơn nhiều. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao. Do đó, tay nghề và kinh nghiệm chuyên môn bác sĩ là vô cùng quan trọng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp sửa mũi hỏng khác nhau. Tuy nhiên tùy vào tình trạng mũi cụ thể mà bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp phù hợp. Một số phương pháp sửa mũi hỏng như:

Sửa mũi hỏng bằng phương pháp nâng mũi nhân tạo

Phương pháp sửa mũi hỏng này cho phép khắc phục được tình trạng sóng mũi thấp, lệch khá hiệu quả. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là không thể khắc phục triệt để được những khuyết điểm của mũi như ngắn hếch…

Sửa mũi hỏng bằng phương pháp bọc sụn tự thân đầu mũi

Phương pháp này sử dụng sụn nhân tạo chỉnh hình sóng mũi, kết hợp sụn tai để gia cố thêm phần da đầu mũi giúp chỉnh sửa khá hiệu quả tình trạng mũi lộ sóng, bóng đỏ hoặc lệch…

Sửa mũi hỏng bằng phương pháp nâng mũi cấu trúc

Những biến chứng về nâng mũi như nhiễm trùng, mũi ngắn hếch, lệch vẹo…có thể chỉnh sửa được một cách khá hiệu quả với phương pháp nâng mũi cấu trúc nhờ kỹ thuật dựng trụ mũi vững chắc và tái lập cấu trúc mũi.

Các phương pháp sửa mũi hỏng hiện nay khá linh hoạt. Tuỳ thuộc vào tình trạng của khách hàng, nhu cầu mà bác sĩ sẽ tư vấn, đánh giá thực hiện một cách phù hợp nhất, giải quyết tình trạng mũi hỏng sau nâng.

Nâng mũi ở nơi uy tín giúp khách hàng tránh được những biến chứng và rủi ro không mong muốn

Chi phí sửa mũi hỏng sau nâng như thế nào?

Bên cạnh các thắc mắc về phương pháp sửa mũi hỏng thì giá thành cũng là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Bởi so với việc bỏ ra số tiền ban đầu, giờ lại phải bỏ thêm một khoản để sửa mũi. Nhưng không sửa lại không được, họ không thể mất tiền để chịu dáng mũi kém thẩm mỹ, hỏng như thế này.

Theo đó, chi phí sửa mũi hỏng tuỳ thuộc vào tình trạng mũi hỏng thế nào, phương pháp sửa ra sao, tay nghề bác sĩ, địa chỉ thực hiện. Dù sao, sửa mũi cũng là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi sự chính xác, thận trọng. Do đó, bắt buộc sửa mũi cần phải được bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm thực hiện.Tình  trạng mũi hỏng sau khi nâng ở mỗi người là không giống nhau. Bên cạnh đó, mỗi phương pháp sửa mũi hỏng sẽ phù hợp với từng đối tượng riêng và đem lại kết quả khác nhau. Vì vậy nên tư vấn và tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sĩ để có phương án xử lý tốt nhất. Sau khi tư vấn, đánh giá, bác sĩ sẽ đưa ra một con số cụ thể về chi phí sửa mũi hỏng.

Sửa mũi rất phức tạp nên chi phí thường sẽ cao nên trước khi thực hiện khách hàng cần lắng nghe kĩ ý kiến từ bác sĩ

Sửa mũi hỏng tại Khoa Tạo hình và Thẩm mỹ – Bệnh viện Bưu Điện

Nâng mũi lần đầu kỹ một, thì lần hai phải kỹ 10. Sửa mũi hỏng sau phẫu thuật, khách hàng cũng chẳng mong gì hơn một dáng mũi mới hoàn thiện hơn, đẹp hơn và không còn khuyết điểm. Bởi tâm lý lúc này của họ chịu áp lực nhiều hơn so với đi thẩm mỹ mũi ban đầu. Ngoài chuẩn bị tốt về sức khỏe, tinh thần, điều quan trọng nhất là bạn phải đến cơ sở thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ tay nghề cao để được thăm khám và chỉ định phương pháp sửa mũi hỏng phù hợp nhất.

Với đội ngũ bác sĩ giỏi, đứng đầu là trưởng khoa – Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Mạnh Ninh. Bác sĩ nổi tiếng với kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và tác phong làm việc. Phong cách tư vấn chân thật, thẳng thắn và khéo léo, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, hài lòng.

Kỹ thuật sửa mũi hỏng đa dạng, quy trình thực hiện hiệu quả – an toàn, đem lại một dáng mũi mới, diện mạo mới cho khách hàng. Quy trình sửa mũi hỏng tại Thẩm mỹ Bưu Điện diễn ra đúng tiêu chuẩn. Sửa mũi hỏng, nâng mũi chuẩn y khoa. Phòng vô khuẩn áp lực dương tiêu chuẩn châu Âu, máy mô phỏng hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật Vectra XT 3D,… Chế độ chăm sóc chu đáo, bảo hành và đồng hành cùng khách hàng lâu dài.

Bác sĩ Trưởng khoa Hoàng Mạnh Ninh với hơn 10 năm kinh nghiệm phẫu thuật 

Một số lưu ý sau khi nâng mũi

Khi đi nâng mũi thẩm mỹ, nên chọn những cơ sở uy tín, bác sĩ tay nghề cao – giàu kinh nghiệm để sở hữu dáng mũi đẹp và tránh các rủi ro, mũi hỏng. Nếu xuất hiện biểu hiện biến chứng sau nâng mũi nên liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật để được thăm khám chính xác. Tránh để lâu dài gây biến chứng nặng nề và khó chỉnh sửa, khắc phục hậu quả.

Sau sửa mũi hỏng nên tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ về chăm sóc hậu phẫu, bao gồm chăm sóc vết thương, đơn thuốc, ăn uống, nghỉ ngơi, vận động…để đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Nên tái khám thường xuyên với bác sĩ để theo dõi sự phát triển ổn định của dáng mũi và có những can thiệp xử lý kịp thời nếu có.

Kiêng ăn các thực phẩm làm chậm quá trình lành thương, tạo sẹo xấu, sưng viêm…như đồ nếp, hải sản, thịt bò, đồ chua…sau 1 tháng. Đặc biệt với các đồ uống chứa cồn như rượu bia hoặc các chất kích thích, nên kiêng tốt nhất sau 3 tháng.

Vết thương sửa mũi hỏng sẽ lâu lành hơn so với nâng mũi mới. Mũi cũng sẽ chậm ổn định và lên dáng hơn. Khách hàng nên “kiên nhẫn” chăm sóc kĩ để mũi nhanh ổn định và vào form ổn định.

Trên đây là một số thông tin về sửa mũi hỏng. Nếu còn băn khoăn thêm thông tin nào khác, khách hàng có thể gọi hotline 093 884 9991 để được tư vấn miễn phí.

Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Thẩm mỹ – Bệnh viện Bưu Điện

Địa chỉ: 49 Trần Điền – Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội.

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VỚI TRƯỞNG KHOA

    *Mọi thông tin của khách hàng sẽ được bảo mật tuyệt đối

    Hotline hỗ trợ 24/7: 093.884.9991

    Ths.Bs Hoàng Mạnh Ninh

    Trưởng Khoa Phẫu Thuật Tạo Hình Và Thẩm Mỹ – Bệnh Viện Bưu Điện

    THỜI GIAN LÀM VIỆC

    7H00 – 19H00

    Từ Thứ 2 đến Chủ nhật

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Copyright © 2023 Trang web chính thức của Khoa thẩm mỹ Bệnh viện Bưu Điện