Mụn đầu đinh (đinh râu, mụn đinh râu) là một dạng mụn nguy hiểm. Nó gây ra sự đau đớn, khó chịu, nhức nhối, thậm chí phát sốt. Nếu như không xử lý đúng cách, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng, vì những mụn đầu đinh thường có kích thước lớn. Vậy, nhận biết mụn đầu đinh thế nào, cách điều trị ra sao?… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mụn đầu đinh ngay sau đây.
Mụn đầu đinh (dân gian còn gọi là đinh râu) – thuật ngữ dùng để chỉ loại mụn có phần đầu trông giống chiếc đinh. Nó thường mọc ở vùng miệng, nơi có râu như hai bên mép, môi, vùng cằm… Ngoài ra, loại mụn này cũng có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như ở mông, da đầu, nách,… Mụn đầu đinh chỉ xảy ra ở một nang lông và các tổ chức xung quanh.
Loại mụn này không đơn thuần chỉ là mụn thông thường mà nó có ngòi mủ được đánh giá gây ra nhiều khó chịu vì cảm giác đau đớn, sưng tấy, mủ trong nhiều ngày từ khi xuất hiện. Kèm theo đó nó còn gây mất thẩm mỹ do mọc ở những vị trí dễ quan sát.
Trong trường hợp mụn đầu đinh không được chú ý, chăm sóc sai cách rất dễ khiến mụn ngày càng to, kích thước bằng hạt đỗ, hạt ngô, có mủ màu vàng trên đầu. Càng về sau, mụn đầu đinh càng nặng hơn, thậm chí có thể gây ra tình trạng sưng vù vị trí xung quanh mụn, sốt cao khi có tình trạng nhiễm khuẩn nặng.
Thường thì loại mụn đầu đinh này sẽ kết thúc trong khoảng 8 -10 ngày, nhưng cũng còn phụ thuộc vào kích thước của mụn, có được chăm sóc, can thiệp kịp thời đúng cách hay không.
Mụn đầu đinh hay còn gọi là mụn đinh râu bởi đầu mụn giống chiếc đinh râu
Khi bị mụn đầu đinh chắc chắn bạn sẽ mắc tại sao mình lại bị. Ngoài ra, việc nắm được nguyên nhân gây mụn đầu đinh cũng có thể giúp chúng ta có cách phòng ngừa, tầm soát loại mụn này có hiệu quả. Theo đó, nhiễm khuẩn nang lông do tụ cầu khuẩn Staphylococcus được cho là nguyên nhân chính gây ra mụn đầu đinh.
Loại khuẩn này thường sống ký sinh trên da, niêm mạc. Do đó, chúng dễ dàng xâm nhập vào bên trong da qua lỗ chân lông, các tuyến dưới da. Đặc biệt là các hành động gây tổn thương ở da như nặn mụn trứng cá, nhổ râu, cạo râu, vết thương hở ở quanh miệng…
Chúng ta tuyệt đối không nên tự nặn mụn đầu đinh, cần theo dõi và phải có sự tư vấn, can thiệp từ bác sĩ da liễu (nếu cần). Bởi nhìn qua thì mụn đầu đinh trông có vẻ vô hại, nhưng nếu nó biến chứng có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Điển hình nhất là nhiễm trùng máu, xoang vùng mặt, hoại tử vùng bị mụn,… nguy hiểm đến tính mạng.
Chúng ta có thể nhận biết mụn đầu đinh thông qua các triệu chứng. Triệu chứng của mụn đầu đinh cũng không quá khó phát hiện. Mụn đầu đinh phát triển qua 3 giai đoạn với các biểu hiện như:
Tại vị trí xuất hiện mụn đầu đinh xuất hiện một tổn thương dạng u đỏ, thậm chí sờ thấy nóng, cảm giác bứt rứt, nhức nhối ở vùng mụn mọc. Kèm theo đó là biểu hiện đau, sờ thấy cộm cộm bên dưới da. Thương tổn này sẽ dần nổi rõ trên da, tạo thành mụn mủ, tạo ngòi. Nếu có nhiễm khuẩn mạnh có thể kèm theo biểu hiện mệt mỏi, sốt, …
Lúc này, vị trí mọc mụn đầu đinh chuyển từ cộm cứng sang dạng mềm hơn và có mủ. Bạn cũng có thể cảm thấy đỡ đau nhức hơn. Phần đầu mùi có ngòi như đầu của chiếc đinh. Nếu có biểu hiện nhiễm trùng nặng bạn cũng sẽ có biểu hiện toàn thân nhưng không nặng như giai đoạn đầu.
Ở giai đoạn này, mụn sẽ mềm hơn, có thể xuất hiện tình trạng vỡ chảy mủ, ngòi mụn thoát ra ngoài. Sau đó, mụn sẽ dần ổn định, thành sẹo. Các biểu hiện toàn thân sẽ giảm và biến mất hẳn.
Mụn đinh râu rất dễ nhận biết bởi nó có dấu hiệu đặc trưng tuy nhiên cũng dễ bị nhầm lẫn vì giai đoạn đầu giống mụn trứng cá
Chúng ta thường nhầm lẫn mụn đầu đinh với mụn mủ – một dạng mụn trứng cá. Chính vì thế, việc tự ý nặn mụn, điều trị mụn đầu đinh không đúng cách dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Mụn đầu đinh phát triển qua 3 giai đoạn và tự khỏi trong khoảng 8 – 10 ngày. Thế nhưng, nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách có thể gây ra tình trạng biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Biến chứng của mụn đầu đinh có thể gây viêm tấy lan ra khắp vị trí mọc mụn, gây sưng tấy toàn bộ môi, cằm, mũi, hoặc thậm chí là sưng lệch một bên mặt. Gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, công việc cũng như tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Nguy cơ nhiễm trùng máu do nặn mụn là hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch kém, dùng tay bẩn nặn mụn, nặn mụn khi còn non… Mụn đầu đinh được xem là một dạng nhiễm trùng ngoài da được hình thành do cơ chế tự bảo vệ của cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn. Khi có vi khuẩn, cơ thể tạo ra “hàng rào” bảo vệ, bao trùm lấy vi khuẩn, tạo thành từng khu để tiêu diệt, những ổ viêm này chính là mụn, nhọt, mụn đầu đinh.
Với mụn còn “non”, hàng rào bảo vệ chưa hoàn thiện. Bạn lại dùng tay bẩn để nặn, bóp mụn ra, vô tình khiến tổn thương hàng rào bảo vệ này. Từ đó, khiến vi khuẩn có cơ hội lan rộng, xâm nhập sâu và gây nhiễm trùng, sưng tấy… Trường hợp những người có hệ miễn dịch kém, dễ gây nhiễm trùng máu, tổn thương các cơ quan nội tạng, nếu không cấp cứu kịp thời thậm chí có thể gây tử vong.
Nếu bạn bị mụn đầu đinh hoặc có các biểu hiện mụn nghi ngờ là mụn đầu đinh. Cần chú ý không nên nặn mụn mà cần theo dõi, nếu tình trạng tiếp tục sưng to, hoặc kèm theo các biểu hiện toàn thân, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, đánh giá và hướng dẫn điều trị.
Mụn đầu đinh ở mỗi giai đoạn sẽ có những cách chăm sóc, điều trị khác nhau, cụ thể:
Lúc này do mụn mới hình thành, chúng ta cần chú ý vệ sinh sạch sẽ da, hạn chế bôi, nặn, sợ lên mụn cũng như dùng các loại mỹ phẩm. Bởi điều này có thể khiến mụn viêm nhiễm nặng hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng dung dịch sát khuẩn betadine 1% để sát khuẩn bên ngoài vùng mụn bị viêm đỏ. Trong trường hợp có biểu hiện nhiễm trùng thì phải đi khám để sử dụng theo phác đồ kháng sinh sớm.
Hạn chế tối đa sờ, nặn, bóp lên vùng mọc mụn đầu đinh. Sát khuẩn thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn một cách nhẹ nhàng.
Nếu mụn đầu đinh đã vỡ thì sử dụng bông y tế vô khuẩn để ép mủ, máu và ngòi mụn ra. Tiếp tục sát khuẩn bằng thuốc sát khuẩn hoặc thuốc có chứa kháng sinh, băng vô khuẩn. Hoặc để hạn chế việc để lại sẹo xấu, cũng như giảm nguy cơ còn sót mủ, tổ chức hoại tử sâu bên trong mụn đầu đinh. Chúng ta có thể can thiệp trích, rạch mụn đầu đinh tại cơ sở chuyên khoa.
Ngoài ra, việc điều trị mụn đầu đinh có thể dùng thêm thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm, trường hợp nặng có thể phải hồi sức tích cực.
Chăm sóc da mụn chuyên sâu tại Thẩm mỹ Bưu Điện mọi khách hàng đều hài lòng
Tại Phòng Thẩm mỹ da Công nghệ cao – Bệnh viện Bưu Điện chúng tôi tiếp nhận, điều trị chăm sóc da toàn diện từ những trường hợp da bị mụn (bao gồm các loại mụn trứng cá, mụn đầu đinh, mụn bọc, mụn cám…), da bị tàn nhang – đồi mồi, da lão hóa,… Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp mang lại những trải nghiệm trị liệu các vấn đề về da toàn diện, hiệu quả, thẩm mỹ nhất.
Mụn đầu đinh hình thành chủ yếu do tình trạng nhiễm trùng. Do đó, để phòng ngừa mụn đầu đinh chúng ta cần chú ý:
Mụn đầu đinh – một dạng mụn nguy hiểm cần phải thận trọng theo dõi, chăm sóc hợp lý. Đặc biệt là những người có da đang bị mụn cần phải chăm sóc, trị liệu đúng cách để không tạo điều kiện cho mụn đầu đinh phát triển. Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Thẩm mỹ – Bệnh viện Bưu Điện là một địa chỉ tin cậy dành cho khách hàng có các vấn đề về da. Trong tháng nay, khoa đang có nhiều ưu đãi về chi phí khi khách hàng đến sử dụng các dịch vụ chăm sóc da, trị mụn. Mọi chi tiết khách hàng có thể liên hệ ngay hotline 093.884.9991 hoặc đến trực tiếp địa chỉ số 49 Trần Điền – Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội để được đánh giá, tư vấn và điều trị.
Trưởng Khoa Phẫu Thuật Tạo Hình Và Thẩm Mỹ – Bệnh Viện Bưu Điện
7H00 – 19H00
Từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Địa chỉ làm đẹp an toàn – uy tín, có trách nhiệm cao nhất đối với khách hàng
Đứng đầu bởi Trưởng khoa – Ths.Bs Hoàng Mạnh Ninh trên 15 năm kinh nghiệm
0938849991
pttmbvbuudien@gmail.com
Tầng 5 – Bệnh viện Bưu Điện 49 Trần Điền – Hoàng Mai – Hà Nội
Copyright © 2023 Trang web chính thức của Khoa thẩm mỹ Bệnh viện Bưu Điện